Mat rang lau nam cay ghep Implant co duoc khong

August 17, 2023, Nha Khoa DrCare

Mat rang lau nam cay ghep Implant co duoc khong
Mat rang lau nam cay ghep Implant co duoc khong
Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng tối ưu giúp giải quyết các vấn đề do mất răng lâu năm gây nên.

Mất răng lâu năm gây khó khăn khi ăn nhai, cơ thể suy nhược vì không có đủ dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn, các răng trên hàm xô lệch, sai khớp cắn do biến chứng tiêu xương hàm. Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng tối ưu giúp giải quyết các vấn đề do mất răng lâu năm gây nên.

Mất răng lâu năm gây ra những tác hại gì?

Mất răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý răng miệng, tai nạn, …Tình trạng mất răng lâu năm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây khó khăn khi ăn nhai, suy giảm tinh thần, lão hóa sớm, tiêu xương hàm.

Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa

Răng là bộ phận đầu tiên của hệ tiêu hóa, có vai trò nhai nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Mất răng lâu năm khiến quá trình ăn nhai vất vả. Khoảng trống trên hàm khiến thức ăn không được nghiền nhỏ, từ đó khiến dạ dày và đường ruột làm việc vất vả hơn.

Bên cạnh đó, tình trạng mất răng còn gây nên cảm giác chán ăn, cơ thể không được cung cấp đủ thức ăn, quá trình hấp thu dưỡng chất ngày một kém đi. Cô Chú, Anh Chị có nguy cơ mắc bệnh về dạ dày, đường ruột và suy nhược cơ thể.

Gây bệnh về răng miệng

Mất răng lâu năm không được phục hồi khiến nướu dần tụt thấp xuống, làm lộ chân răng kế cận. Thức ăn thừa dễ dàng lọt vào khe răng và tạo nên mảng bám. Đây là cơ hội để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và tấn công gây nên bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy.

Xô lệch răng

Mất răng tạo nên khoảng trống trên hàm, các răng kế cận không còn được chống đỡ. Lâu ngày, chân răng dần có xu hướng dịch chuyển nghiêng về vùng răng đã mất. Các răng trên hàm nghiêng ngả, xô lệch gây nên sai khớp cắn.

Ngoài ra, răng ở khu vực đối diện cũng có xu hướng mọc lấn sang không gian của răng đã mất, tạo cảm giác vướng răng khó chịu.

Tiêu xương hàm

Sau khi mất răng, các tế bào xương tại vùng răng đã mất không được kích thích bởi lực ăn nhai sẽ dần tiêu biến. Tiêu xương hàm khiến thể tích xương nhỏ lại, làm thay đổi cấu trúc hàm. Điều này dẫn tới tình trạng lão hóa khuôn mặt sớm, da ngăn nheo, khuôn mặt bị lệch.

Mất răng lâu năm trồng răng Implant có được không?

Trồng răng Implant giúp phục hồi thành công hầu hết các trường hợp mất răng, trong đó có mất răng lâu năm. Trụ Implant được cấy ghép vào xương hàm để thay thế cho chân răng đã mất. Trụ Implant liên kết với mão răng giả bằng khớp nối Abutment. Cấu tạo một răng Implant hoàn chỉnh tương tự răng thật giúp Cô Chú, Anh Chị sở hữu hàm răng khỏe mạnh, chắc chắn.

Những Cô Chú, Anh Chị mất răng lâu năm trước khi trồng răng Implant cần thăm khám kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe răng miệng và chất lượng xương hàm. Xương hàm phải đảm bảo thể tích để trụ Implant có thể cấy ghép và đạt độ cứng trong khoảng 350-1250 HU. Trường hợp xương hàm không đảm bảo tiêu chuẩn, Bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương trước khi trồng răng Implant.

Mất răng lâu năm trồng răng Implant có đau không?

Quá trình điều trị cắm trụ Implant của Cô Chú, Anh Chị mất răng lâu năm có phần phức tạp và yêu cầu cao hơn so với tình trạng mất răng thông thường. Vậy trồng răng Implant có đau không sau nhiều năm mất răng?

Theo chia sẻ từ Bác sĩ chuyên sâu trồng răng Implant, quá trình cấy ghép trụ Implant diễn ra an toàn, không đau nhức nếu như Cô Chú, Anh Chị điều trị tại Nha khoa uy tín. Bác sĩ điều trị là người có chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực trồng răng, trực tiếp lên kế hoạch và thực hiện điều trị. Nha khoa đảm bảo phòng trồng răng chuyên dụng đạt tiêu chuẩn vô trùng trước khi thực hiện cắm trụ Implant, ngăn chặn lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị.

Trước khi thực hiện tiểu phẫu, Cô Chú, Anh Chị được chỉ định dùng thuốc gây tê khoang miệng hoặc gây mê toàn thân. Nếu quá lo lắng, Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, an thần và cho Cô Chú, Anh Chị nghỉ ngơi trong không gian phù hợp để giảm căng thẳng.

Sau khi cắm trụ Implant thành công, thuốc tê đã hết, Cô Chú, Anh Chị có cảm thấy nhức nhẹ. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, cơn đau còn nhẹ hơn như khi nhổ răng. Vì vậy, Cô Chú, Anh Chị không cần quá căng thẳng khi cấy ghép trụ Implant.

Mất răng lâu năm cần lưu ý gì khi cắm trụ Implant?

Để quá trình trồng răng Implant diễn ra thành công, an toàn không đau nhức, Cô Chú, Anh Chị cần chuẩn bị sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái nhất.

Một số lưu ý trước khi trồng răng Implant mà Cô Chú, Anh Chị cần tuân thủ như sau:

  • Đảm bảo sức khỏe: Sức khỏe toàn thân, sức khỏe răng miệng phải được thăm khám kỹ lưỡng trước khi trồng răng Implant. Cô Chú, Anh Chị trồng răng Implant phải đảm bảo không mắc bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, bệnh về máu và điều trị khỏi bệnh về răng miệng nếu gặp phải.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Trước khi cắm trụ Implant, Cô Chú, Anh Chị cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya. Cô Chú, Anh Chị cần đảm bảo ngủ ngon từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày, không vận động mạnh trước khi ngủ. Đêm trước khi trồng răng, Cô Chú, Anh Chị nên đi ngủ sớm.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Cô Chú, Anh Chị không nên căng thẳng trong quá trình cắm trụ Implant. Sự căng thẳng có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị của Bác sĩ và kết quả sau phục hồi. Trong quá trình cấy ghép trụ Implant, Cô Chú, Anh Chị cần thư giãn, thoải mái và tin tưởng vào Bác sĩ điều trị.
  • Uống thuốc theo chỉ định: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc sau khi trồng răng Implant gồm thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh. Cô Chú, Anh Chị cần tuân thủ chỉ định giúp trụ Implant tích hợp an toàn, vết thương mau lành.
  • Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong suốt quá trình điều trị. Các món tốt cho sức khỏe răng miệng có chứa nhiều canxi, các nhóm vitamin,...Cô Chú, Anh Chị nên hạn chế đồ ăn nhanh trong thời gian này để vết thương mau phục hồi.

Như vậy, Cô Chú, Anh Chị mất răng lâu năm hoàn toàn có thể khôi phục bằng phương pháp trồng răng Implant. Cô Chú, Anh Chị nên lựa chọn Nha khoa uy tín để có kết quả điều trị tốt nhất. Hãy theo dõi implantkhongdau ngay hôm nay để biết thêm kiến thức thú vị về trồng răng Implant nhé.

Comments

Be the first to comment on this article

Please register if you want to comment
 

Partners and Sponsors

© 2023 DentaGama All rights reserved